Chia sẻ một số kết quả nghiên cứu về gạo lức nảy mầm đối với người bệnh tiểu đường ở nước ngoài - điển hình là Nhật Bản mà mình tìm hiểu được. Mong là sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của gạo lức nảy mầm
Ngày đăng: 01-08-2013
3,334 lượt xem
Thí nghiệm : Ảnh hưởng của gạo lức nảy mầm trên huyết tương và lipid
Đối tượng : người bệnh tiểu đường lúc bình thường và đường huyết lúc đói bụng hoặc người bệnh tiểu đường loại 2
Gạo lức cho nảy mầm có tên gọi là gạo mầm Vibigaba. Gạo lức được ngâm trong nước cho đến khi nảy mầm, trở nên mềm hơn so với gạo lức bình thường.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi so sánh kết quả của gạo lức và gạo lức nảy mầm trên đường trong máu và nồng độ lipid trong đường huyết lúc đói bụng hoặc bệnh nhân tiểu đường loại 2.
6 người đàn ông và 5 người phụ nữ bị suy giảm đường huyết lúc đói hoặc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ lần lượt ăn gạo lức và gạo lức nảy mầm trong 2 tuần. Mỗi loại cách nhau 2 tuần. Mỗi đối tượng được hướng dẫn để tiêu thụ 3 gói gạo lức hoặc gạo lức nảy mầm (180g/gói) nấu chín hằng ngày theo từng giai đoạn can thiệp. Các mẫu máu được thu thập 4 lần (trong tuần nghiên cứu 0, 6, 8 và 14) để kiểm tra sinh hóa. Khi người bệnh sử dụng gạo lức nảy mầm nồng độ glucose trong máu lúc đói máu, fructosamine, cholesterol huyết thanh và nồng độ triacylglycerol được thuận lợi hơn (p <0,01), so với khi ăn gạo lức. Các kết quả này cho thấy, chế độ ăn bao gồm gạo lức nảy mầm có thể hữu ích để kiểm soát lượng đường trong máu.
Trích nguồn từ web http://www.ncbi.nlm.nih.gov
Viện Sức khỏe Sinh học, Trường Đại học Tokushima, Tokushima, Nhật Bản.
Kết quả thí nghiệm công dụng gạo lức nảy mầm bằng tiếng Anh
Gửi bình luận của bạn