Nghe Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng báo cáo kết quả khảo sát lâm sàng chuyên đề " khả năng ổn định đường huyệt của gạo mầm Vibigaba trong bệnh tiểu đường
Ngày đăng: 27-08-2013
4,784 lượt xem
Các nguy cơ nghiêm trọng về biến chứng của bệnh tiểu đường như suy thận, nhồi máu cơ tim, thoái hóa võng mạc, hoại tử đầu chi, tai biến mạch máu não…thậm chí là đột quỵ. Đó là mối liên hệ mật thiết mà các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết đã biết rõ từ lâu giữa bệnh tiểu và các biến chứng ấy. Để ngăn ngừa các biến chứng trong bệnh tiểu đường thì mục tiêu của chúng ta là hạ đường huyết. Điều này vốn khả thi và không mấy khó khăn khi dựa vào các loại thuốc đặc hiệu thế nhưng ít ai biết được rằng điều đó không quan trọng bằng việc ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
Một con số đáng kể cho các kết quả chắc chắn của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh trầm uất ở bệnh nhân tiểu đường có lượng đường huyết dao động thường xuyên chiếm không dưới 60% ! Nhiều thầy thuốc trị bệnh tiểu đường vì thế căn cứ vào trạng thái tinh thần của người bệnh để đánh giá hiệu quả của liệu pháp, thay vì chỉ dựa vào trị số mang ý nghĩa hạn hẹp của đường huyết. Thật ra trầm uất là phản ứng phụ khó tránh của thuốc hạ đường huyết. Phức tạp chính ở điểm là các loại thuốc chống trầm uất hầu như không tác dụng nếu người bệnh tiểu đường có đường huyết không ổn định.
Mất ngủ, trầm uất khiến người bệnh tiểu đường không ổn đinh đường huyết
Đáng nói hơn nữa là việc lạm dụng thuốc an thần ở người bệnh tiểu đường dẫn đến xác suất đột quỵ rất cao ở nhóm bệnh nhân tiểu đường thường dùng thuốc an thần loại hóa chất tổng hợp. Điều này được các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh đã chứng minh.
Thêm vào đó, bệnh nhân bị tiểu đường có lượng đường huyết không ổn định là đối tượng thường xuyên trăn trở vì cảm giác đói, nhất là vào ban đêm.Thật khó để vừa khó tuân thủ chế độ dinh dưỡng kiêng khem, vừa trong tâm trạng bất an khiến trầm uất, mất ngủ là vấn đề hầu như thường gặp của đa số người bệnh tiểu đường.
Thống kê năm 2010 của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, khi so sánh với dữ liệu trong 3 năm vừa qua, cho thấy:
• Số người nhồi máu cơ tim vì bệnh tiểu đường không giảm, trong số đó tỷ lệ tử vong lại cao gần gấp đôi số trường hợp phải xuôi tay theo định mệnh vì lý do khác.
• Số bệnh nhân tuy được điều trị đúng bài bản nhưng mù mắt vì thoái hóa võng mạc tăng 5%.
• Số nạn nhân phải đoạn chi vì hoại tử đầu chi do thuyên tắt mạch máu tăng 20%!
Điều đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết, dù hiệu quả thế nào, vẫn chưa là giải pháp rốt ráo. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây thầy thuốc đều rõ là di chứng trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm… tùy thuộc vào mức độ dao động của lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh là người tuy có đường huyết hơi cao hơn định mức bình thường nhưng ổn định ít bị biến chứng hơn đối tượng có lượng đường trong máu trồi sụt quá thường, lúc quá cao, khi quá thấp.
Do đó, nếu có cách nào để người bệnh tiểu đường tuy ăn no nhưng vẫn ổn định đường huyết thì đó là giải pháp để vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống , vừa ngăn chặn biến chứng của căn bệnh này.
Gạo mầm Vibigaba được nghiên cứu giúp ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường
Với mục tiêu đó, gạo mầm VIBIGABA giúp ổn định đường huyết đã được đưa vào nghiên cứu lâm sàng trong mô hình ứng dụng cho bệnh nhân tiểu đường tuy đã được điều trị với thuốc đặc hiệu nhưng đường huyết vẫn không ổn định.
Mời các bạn đón xem tiếp :
Chuyên đề "Khả năng ổn định đường huyết của gạo mầm Vibigaba trong bệnh tiểu đường" của bác sĩ Lương Lễ Hoàng (P2)
(Nguồn : gaomam.com)
Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc ý kiến đóng góp vui lòng để lại bên dưới hoặc gọi điện thoại số 0902.748.202 để đặt hàng. Xin cám ơn !
Gửi bình luận của bạn